4 Món chè nóng ngon cho mùa lạnh

Nếu có nhiều thời gian chị em hãy làm các món chè để cả nhà thưởng thức nhé! Ăn chè trong bữa phụ vừa dễ tiêu lại ngon miệng.

Chè đỗ đen nóng

Thưởng thức từng thìa chè nóng hổi trong thời tiết lạnh giá thế này thật là tuyệt!

Nguyên liệu:

- Đỗ đen
- Đường
- Bột năng hoặc bột sắn
- Baking soda

Cách làm:

- Đỗ đen các bạn đãi sạch với nước, nhặt bỏ các hạt xấu, lép. Cho đỗ vào luộc rồi chắt bỏ phần nước đầu tiên đó đi. Chế lượt nước mới vào nồi và ninh nhỏ lửa đến khi đỗ chín bở. Muốn đỗ nhanh bở, các bạn chỉ cần thêm vào nồi chè 1/3 thìa cà phê bột baking soda (hay còn gọi là thuốc muối) .

- Kiểm tra đỗ, thấy đỗ thực sự chín bở các bạn mới nên cho đường vào. Vì nếu cho đường sớm, khi đỗ chưa được ninh bở rất dễ bị tình trạng lại đỗ, tức là hạt đỗ không được mềm và có phần hơi sượng. Hạ nhỏ lửa đun thêm vài phút để các hạt đỗ ngấm đường.

- Hòa bột năng hoặc bột sắn với nước rồi từ từ chế vào nồi chè, vừa chế vừa quấy đều tay đến khi chè đạt được độ sánh mong muốn thì dừng lại, đun thêm ít phút rồi tắt bếp.

Chè đỗ xanh mã thầy

Trời lạnh mà được thưởng thức món chè nóng thơm ngon này thì còn gì bằng.

Nguyên liệu:


- Đỗ xanh: 250 g
- Mã thầy: 150 g
- Đường
- Bột sắn dây
- Muối
- Dừa nạo
- Nước
Cách làm:

- Đỗ xanh vo sạch rồi ngâm khoảng 2 - 3 tiếng. Nếu thích nhanh ngâm đỗ bằng nước ấm.

- Mã thầy gọt vỏ, rửa lại cho sạch.

- Thái mã thầy thành sợi chỉ nhỏ.

- Sau khi đỗ ngâm xong, cho một ít muối vào rồi cho nên nồi hấp cách thủy để đỗ chín mềm. Dùng muôi tán nhuyễn.

- Hòa 2 bát nước tô vừa với đường cát trắng. Tùy theo độ ngọt mà bạn cho đường nhé. Bật bếp đợi nước đường sôi thì cho đỗ vào ninh nhỏ lửa.

- Khi đỗ trong nồi chín mềm cho mã thầy vào rồi đảo đều khoảng 5 phút.

- Cuối cùng hòa ½ bát nước lọc với 3 thìa bột sắn dây (tùy theo sở thích nếu bạn thích ăn chè dạng sền sệt thì pha lượng bột sắn nhiều lên) và đổ vào nồi chè ngoáy đều lên cho chè sánh lại.

- Múc chè ra bát thưởng thức ngay lúc nóng.

Chè khoai môn nếp cẩm

Hương vị thơm ngon, giòn, dai của chè khoai môn nếp cẩm sẽ khiến ngày cuối tuần thêm thú vị.

Nguyên liệu:

- 1 lon gạo nếp cẩm
- 250gr khoai môn
- 60gr dừa khô
- 100gr đường phèn hoặc đường thốt nốt
- 100ml sữa tươi không đường
- 400ml nước cốt dừa
- 50gr đường cát
- 100gr bột năng
- 60 ml nước nóng già
- Vài lá dứa, một chút muối tinh
Cách làm:

- Nấu 300g đường phèn hoặc đường thốt nốt với 50ml nước lạnh để đường tan chảy.

- Gạo nếp cẩm ngâm qua đêm, vo gạo cho sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập khoảng 2 đốt ngón tay rồi đun sôi, hạ lửa đun liu riu đến khi nếp mềm và dẻo thì cho 1/2 chỗ nước đường đã đun sôi cùng với một chút muối cho đậm đà.

- Khoai môn bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông 1x1cm. Luộc trong sữa tươi và 50gr đường cát.

- Đun nước cốt dừa, lá dứa buộc thắt nút và 1/2 số nước đường còn lại trên bếp.

- Làm trân châu bằng cách hòa bột năng với nước nóng già và chút muối, nhào bột đến khi khối bột mịn. Sau đó nặn từng viên nhỏ và luộc với nước sôi, khi chín vớt sang âu nước lạnh để bột không dính.

Chè khoai thập cẩm


Mùa hè thỉnh thoảng làm món chè khoai thập cẩm này cho cả nhà thưởng thức nhé!

Nguyên liệu:


- Khoai lang các loại
- Khoai môn: ½ củ nhỏ
- Nước cốt dừa
- Hạt trân châu
- Lá dứa (lá nếp)
- Đường thốt nốt
Cách làm:

- Khoai lang, khoai môn gọt vỏ cắt quân cờ ngâm nước lạnh  với chút muối cho bớt nhựa, vớt ra để ráo.

- Cho khoai vào nồi luộc với một ít lá dứa. Khi khoai chín tới vớt ra.

- Cho hạt trân châu vào nồi nước đun sôi đến khi hạt trân châu chín nổi lên vớt ra ngâm vào bát nước nguội sạch.

- Hòa nước cốt dừa với 3 thìa đường thốt nốt (tùy theo sở thích ngọt bạn thêm đường). Đun sôi cùng lá dứa.

- Khi nước cốt dừa sôi hạ lửa cho khoai vào đun thêm khoảng 3 phút để khoai ngấm vị ngọt.

- Đợi chè nguội vớt chè khoai ra bát.

Tổng hợp ( Eva.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
  • Món ngon mỗi ngày © 2012